Đã từ lâu, các nhà kinh doanh đã nhấn mạnh vai trò của “điểm khác biệt” trong kinh doanh hay còn gọi là “lợi thế cạnh tranh” hay còn gọi là USP (Unique Selling Point). Đó là cái mà đối thủ của bạn không có và là lý do khách hàng chỉ có thể mua hàng của bạn.
Bài viết này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ USP là gì, cách tìm USP ra sao cũng như những USP của các doanh nghiệp thành công trên thế giới.
USP là viết tắt 3 chữ cái đầu của Unique Selling Point, có thể dịch là điểm bán hàng độc nhất. USP là một yếu tố để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất, sản phẩm đầu tiên trên thị trường hoặc một số khác biệt khác.
Các USP tốt có chất lượng độc đáo và có thể giải thích việc chất lượng đó sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng như thế nào, tất cả chỉ bằng một vài từ mang thông điệp đáng nhớ. Nhiều công ty trong quá khứ và hiện tại sử dụng USP làm khẩu hiệu của họ, để họ có thể truyền tải chúng tới nhiều khách hàng tiềm năng nhất có thể.
USP có thể tạo ra rất nhiều lợi ích. Nhưng có 3 lợi ích nổi bật:
Bạn có thực sự mong muốn đi sâu vào kinh doanh và marketing? Chắc chắn bạn phải nắm rõ tầm quan trọng của USP. Tương tự như những người mới bước chân vào kinh doanh, bạn có thể không biết tầm quan trọng của nó. Nhưng nếu bạn biết rồi, thì bạn cũng không phải lo lắng. Bạn có thể áp dụng bản hướng dẫn trong bài viết của mình để biết đầy đủ hơn nữa về USP. Hãy nhìn hình vẽ dưới đây để hiểu về tầm quan trọng của USP trong kinh doanh.
Unique Selling Point – USP phải nêu bật được lợi ích duy nhất dành cho khách hàng, cho họ những gì mà các đối thủ khác không có hoặc không thể bắt chước được, và nó phải hấp dẫn để lôi kéo những khách hàng mới. Ví dụ:
Doanh nghiệp chỉ nên tập trung chính vào một điểm Unique Selling Point – USP. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật lên so với đối thủ cạnh tranh vì bạn đã định vị riêng cho mình một chỗ đứng. Thay vì nỗ lực định vị mọi thứ, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào một lợi điểm bán hàng độc nhất mà tạo nên vị thế riêng của mình.
Khi tư vấn Marketing cho các doanh nghiệp về marketing và bán hàng, mình nhận thấy đa số các doanh nghiệp mắc phải sai lầm là cố gắng định vị mọi thứ thay vì một USP nhất định khi họ bắt đầu kinh doanh hoặc cho ra đời một sản phẩm mới. Họ muốn mọi thứ phải hoàn hảo, và họ muốn mọi thông tin phải đến được với khách hàng. Họ muốn nổi bật về chất lượng tốt nhất và giá thấp nhất và dịch vụ khách hàng cao cấp nhất và tính năng tốt nhất… và cuối cùng khách hàng chẳng nhớ bạn nổi bật về cái gì.
Vấn đề chính là:
Khi bạn cố gắng nổi bật về mọi thứ, thì bạn sẽ chẳng nổi bật cái gì.
Hãy nhớ rằng USP không phải là một khẩu hiệu nhưng một khẩu hiệu tốt sẽ tóm tắt toàn bộ USP đầy đủ trong một câu để làm cho nó có tác động và tiêu hóa.
Mục đích của USP là trả lời một câu hỏi: “Tại sao khách hàng tiềm năng nên mua hàng của bạn?”. Một USP thành công có thể chỉ là một vài từ (như slogan) hoặc một đoạn văn. Số lượng từ không quan trọng, miễn là bạn nắm bắt và nêu rõ lời hứa cho khách hàng, giúp bạn bạn khác biệt và tạo nên sự mong muốn.
Bước 1: Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Muốn
Trước tiên, hãy nghĩ xem đâu là điểm khách hàng đánh giá cao về sản phẩm dịch vụ của công ty bạn hoặc đối thủ cạnh tranh. Tìm ra điểm chung cơ bản của mọi nhà cung cấp trong ngành và tìm kiếm yếu tố nào khiến khách hàng quyêt định mua một sản phẩm hay dịch vụ.
Bạn nên mời những người có kiến thức trong ngành tham gia quá trình suy luận để mở rộng thêm các giá trị cần tìm kiếm. Sau đó nói chuyện với đội ngũ bán hàng, đội ngũ chăm sóc khách hàng và đặc biệt là khách hàng.
Ví dụ, khách hàng của bạn là nam, tuổi từ 22-35 và quan tâm đến sản phẩm giày thể thao. Hãy dành thời gian để tìm hiểu thói quen và ước muốn của những người mang giày thể thao bằng cách trả lời những câu hỏi như:
Những câu hỏi này không những giúp bạn hiểu khách hàng cần gì, muốn gì khi mua một sản phẩm mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích thực sự mà sản phẩm của bạn mang lại cho khách hàng. Đây chính là điều tối quan trọng và là lý do khách hàng mua sản phẩm của bạn.
“Thấu hiểu khách hàng là ngọn hải đăng cho việc tìm kiếm USP.”
Bước 2: Hiểu rõ Đối thủ Cạnh tranh của bạn
Để đánh bại đối thủ cạnh tranh bạn phải có một USP đặc biệt và hoàn hảo, bạn cần phải biết rõ vài đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Điều đó có nghĩa là bạn cân phải nghiên cứu website của họ, phương thức họ kinh doanh, cách họ chăm sóc khách hàng và vô số điều khác nữa. Bạn cũng cần phải phân tích USP của đối thủ cạnh tranh và phân tích xem họ tạo ra nó như thế nào. Từ những nghiên cứu trên bạn sẽ rút ra được USP của đối thủ cạnh tranh là gì và họ đã tạo ra nó như thế nào.
“Biết địch biết ta, tìm ra lợi thế”
Vẫn tiếp ví dụ về bán giày, bạn bán sản phẩm giày và đối thủ của bạn đang bán hàng hiệu quả vì họ đưa ra mức giá cạnh tranh thấp nhất thị trường đối với sản phẩm cùng loại. Khách hàng đến với họ vì giá của họ rẻ. Khi đó, giá là USP của bạn – bởi đây là đặc điểm mà chỉ có mình họ có mà bạn không có (hoặc bạn không làm tốt bằng).
Từ phân tích này, dễ dàng nhận thấy cạnh tranh giá là không khả thi trong trường hợp này. Khi ấy, USP lợi thế của bạn có thể sẽ là dịch vụ chăm sóc bảo hành giầy trọn đời, giầy được thiết kế chống nước, thời trang… và dĩ nhiên đồng thời, bạn có thể định giá mình ở phân khúc cao hơn.
Bước 3: Hiểu rõ Động Cơ và Hành Vi Mua Của Khách Hàng
Bạn cần biết những gì tạo động lực và thúc đẩy khách hàng.Không chỉ đơn giản là cách phân tích truyền thống về nhân khẩu học của khách hàng như: tuổi tác, giới tính, chủng tộc, thu nhập và vị trí địa lý.
Bước 4: Gìn Giữ Điểm Khác Biệt Và Sử Dụng:
Bước cuối cùng là bảo vệ USP của mình. Chắc chắn là ngay khi thấy bạn quảng cáo cho USP của mình, các đối thủ cạnh tranh sẽ làm hết sức mình để phản pháo lại. Nếu bạn xây dựng được một trang web cực đẹp, đối thủ sẽ phản pháo bằng một trang web có thiết kế đẹp hơn. Nếu bạn vừa phát triển thêm tính năng cho sản phẩm, vài tuần sau đối thủ của bạn cũng sẽ có.
Tưởng chừng đã xong, bạn có thể yên ổn bán hàng hiệu quả. Nói đến đây mình xin lấy câu nói của Bác:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Thành quả của bạn mới dựng xây luôn luôn nằm trong tầm ngắm của những đối thủ trên thị trường. Họ có thể bắt chước và cướp trắng công sức bạn phải bỏ ra suốt một thời gian. Do đó, khi đã xác định được USP, đừng dừng lại. Việc chúng ta nên làm lúc này là tiếp tục phát triển USP ấy ngày một tốt hơn, quảng bá nó đến đông đảo khách hàng hơn. Thậm chí, việc bạn nghiên cứu phát triển những USP khác là điều cần thiết để tiếp tục vị trí đi đầu thị trường. Điều này thực sự quan trọng trong thị trường đang dần pha loãng từng ngày và dễ dàng tìm được nhiều sản phẩm thay thế như hiện nay.
Nếu đã xây dựng được điểm khác biệt thì phải bảo vệ được điểm khác biệt đó. Chỉ có làm như vậy, đối thủ mới không bắt kịp được. Còn khi bị họ bắt kịp thì bạn cũng đã chuyển lên một trình độ khác rồi.
Để kết tinh và truyền đạt những điểm mạnh độc đáo của bạn, hãy đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
Đặc điểm của một USP hiệu quả
Không phải những doanh nhân nào mới bước chân vào kinh doanh đều không biết cách tạo ra USP hiệu quả. Nhưng nếu bạn là một trong số họ, bạn sẽ phải mở rộng ý tưởng của mình. Để giúp bạn, mình liệt kê một số đặc điểm của USP lý tưởng và thành công cho cả các loại hình doanh nghiệp lớn và nhỏ.
Ví dụ: Cùng là Gạo nấu cơm nhưng loại Gạo của chúng ta là Gạo cao nguyên – không dùng hóa chất bón như gạo thường – Đây là một thuộc tính độc đáo khác biệt và nổi bật so với các thuộc tính khác và phải đánh trúng tim đen (Lý do mua vì an toàn sức khỏe).
Đây là một ví dụ về cách một USP kỳ quặc có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng. Ai sẽ nghĩ đến việc tạo ra USP trên thực tế là sản phẩm của bạn không tan chảy khi bạn giữ nó?
M & Ms đã làm điều đó. USP này cho thấy, miễn là một lợi ích có ý nghĩa đối với khách hàng tiềm năng, thì nó sẽ hiệu quả. Trong trường hợp này, thực tế là vỏ kẹo M & M giữ cho sô cô la bên trong không bị rỉ ra và làm bẩn tay bạn là một lợi thế nhất định cho khách hàng.
Khẩu hiệu này thực sự quá dài để trở nên hấp dẫn nhưng nó vẫn là một USP tuyệt vời bởi vì nó thể hiện sự bảo đảm rõ ràng. Các điều khoản của thỏa thuận được đặt ra để đặc biệt là Domino’s Pizza là về giao hàng và cam kết chất lượng Pizza nóng.
USP này đã giúp hãng pizza này thành công tuy nhiên đáng buồn thay, Domino’s không còn sử dụng khẩu hiệu này hoặc cung cấp thỏa thuận này vì nó dẫn đến một loạt các tai nạn xe hơi khi lái xe giao hàng.
Có một lý do khẩu hiệu này đã được sử dụng khoảng từ năm 1948 và vẫn còn được sử dụng ngày hôm nay. Khẩu hiệu chỉ ra rằng một viên kim cương, hầu như không thể phá vỡ, sẽ tồn tại mãi mãi và do đó nó tượng trưng cho tình yêu bất diệt và vĩnh cửu. Kết quả là, kim cương trở thành sự lựa chọn gần như là hoàn hảo 100% cho nhẫn đính hôn.
Không có gì ngạc nhiên khi tạp chí Advertising Age đặt tên cho khẩu hiệu này là khẩu hiệu quảng cáo tốt nhất của thế kỷ 20. Trong khẩu hiệu này đã chứa đựng USP hoàn hảo cho DeBeers và giúp hãng gây ấn tượng trong lòng các khách hàng.
Khi bán hàng trực tiếp hay trade marketing
Khi bán hàng săn bắn trên Facebook, Google hay tại Trung tâm thương mại, đường phố, chợ búa
Khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Khi một chàng trai muốn chinh phục 1 cô gái
Dan Jackson, CEO mới của Công ty cung ứng văn phòng LPC khá lo lắng khi tiếp quản công ty trong tình trạng hiện tại vì nhận thấy công ty đang rất lộn xộn. Ngoài ra, anh còn thấy công ty không có một ví trí khác biệt trên thị trường. Đó là lý do Jackson muốn sử dụng phân tích USP để tìm ra điểm khác biệt đó.
Sau khi trò chuyện với những khách hàng lớn, Dan đã tìm ra 8 danh mục quan trọng sau đây:
Dan đã xếp hạng LPC và các đối thủ cạnh tranh dựa trên danh mục này. Một vài danh mục được đánh giá khách quan, một vài cái được đánh giá dựa trên trực giác, độ nổi tiếng và báo cáo bán hàng. Từ đó ra được kết quả sau:
LPC | Barnwick Smith | Roskan Group | HTX Supplies | |
Giá | 7 | 9 | 6 | 6 |
Chất lượng | 7 | 7 | 7 | 7 |
Xếp loại | 9 | 6 | 5 | 9 |
Chất lượng danh mục | 9 | 7 | 6 | 9 |
Trang web | 9 | 7 | 6 | 8 |
Dễ đặt hàng | 7 | 7 | 7 | 6 |
Tốc độ giao hàng | 6 | 7 | 9 | 7 |
Độ tin cậy | 7 | 7 | 9 | 7 |
Dan tiếp tục vẽ biểu đồ dựa trên bảng đánh giá trên
Sau khi làm xong, Dan nhận thấy danh sách các điểm khác biệt đã bắt đầu hiện rõ hơn. Barnwick Smith có vẻ đang theo đuổi chính sách “giá rẻ” và trong khi Roskan Group lại chú trọng vào yếu tố nhanh, vận chuyển đảm bảo, cho phép đặt hàng gấp.
Nhìn vào đây, Dan đảm bảo LPC có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ này bằng cách nhấn mạnh sự phong phú của sản phẩm và chất lượng của từng danh mục. Tuy vậy, cạnh tranh với HTX thì có vẻ khó hơn vì các đường cong có vẻ gần nhau hơn. Nhưng LPC vẫn có thể đấu lại với HTX bằng cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn và trang web tốt hơn. “USP” là “Dễ dàng mua mọi thứ cần thiết” có vẻ sẽ hiệu quả cho LPC trong trường hợp này.
Dan quyết định đầu tư nâng cấp trang web của LPC và hệ thống dịch vụ khách hàng, trong đó nhấn mạnh phải mở rộng khoảng cách giữa mình và HTX. Sau đó, Dan tiếp tục chạy một chương trình tiếp thị nhằm quảng cáo cho điểm khác biệt của LPC.
Dan làm theo đúng 4 bước như trên để phân tích điểm khác biệt:
USP (Unique Selling Point) là điểm khác biệt, lợi thế cạnh tranh. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác.
Nếu bạn có thắc mắc gì về USP đừng ngần ngại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên lạc với mình nhé.
Sưu tầm
====
Phần mềm CSKH toàn diện FasterCRM
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM FasterCRM: https://melink.vn/products/crm.html
Email: info@melink.vn
Hotline: 1900998845