D2C(direct-to-consumer) là gì? tại sao mô hình này lại hiệu quả?

Ngày càng có nhiều thương hiệu và các sản phẩm mới ra đời, sự phổ biến của mạng xã hội và các dịch vụ mới khiến người dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua bán sản phẩm, những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và dịch vụ về một trải nghiệm tốt là những gì người tiêu dùng mong đợi ngày nay.

Với các doanh nghiệp, việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là 1 trong những điều quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường. Bởi chỉ cần 1 vài trải nghiệm không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sự phát triển thương hiệu. Nâng cao trải nghiệm người dùng được xem là ‘cuộc chiến mới’ cho các thương hiệu mà ở đó những thương hiệu nào làm tốt điều này mới có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Hiểu được D2C là gì có thể thấy mô hình D2C có lợi cho các nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà sản xuất bán hàng thông qua hệ thống các đại lý bán lẻ, nhờ mô hình này họ sẽ biết được khách hàng có hài lòng về chất lượng và dịch vụ khi truy cập vào 1 cửa hàng hay 1 trang web khi mua sắm hay không, từ đó các công ty sẽ hiểu hơn về quy trình, hành vi mua sắm của người tiêu dùng để có những thay đổi chiến thuật tiếp thị và bán hàng hợp lý.

Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng

Một trong những lợi ích mà mô hình D2C mang lại là giúp các doanh nghiệp làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm: sản xuất, vận hành và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giúp các nhãn hàng kiểm soát được chất lượng và dịch vụ khi sản phẩm đến với người dùng. Thông qua những trải nghiệm trực tiếp với người tiêu dùng sẽ giúp các thương hiệu thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, nâng cao uy tín và kịp thời có những thay đổi để phù hợp với xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới.

Tuy nhiên không phải nhãn hàng nào cũng đều áp dụng được mô hình D2C và đều mang lại hiệu quả cao bởi mô hình này nếu ứng dụng không khéo sẽ dễ gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian hiện tại. Để hạn chế những rủi ro đó, các doanh nghiệp nên xác định rõ dòng sản phẩm nào sẽ phù hợp với mô hình D2C hoặc phân loại phân khúc khách hàng phù hợp với mô hình này.

Lợi ích của mô hình kinh doanh D2C là gì?

1 Không cần đơn vị trung gian.

Đương nhiên, sản phẩm của bạn đưa đến trực tiếp cho khách hàng mà không cần người trung gian (nhà bán lẻ) có nghĩa là lợi nhuận của bạn là của riêng bạn. Bạn không cần phải cắt giảm lợi nhuận của mình để duy trì một mạng lưới người bán lại phức tạp và loại bỏ các tương tác của bên thứ ba có nghĩa là bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

2 Kiểm soát nhiều hơn.

Mô hình bán lẻ truyền thống nhà sản xuất không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và chỉ giao sản phẩm cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, mô hình D2C cho phép thương hiệu tương tác trực tiếp đến người tiêu dùng, giúp họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình.

Điều này có nghĩa là bạn quản lý cách khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn và xử lý mọi khía cạnh của trải nghiệm khách hàng. Nó cho phép bạn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mục tiêu, ảnh hưởng đến cách họ tương tác với bạn và quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ.

3 Quyền truy cập vào dữ liệu.

Với mô hình D2C, bạn đang tương tác với người tiêu dùng của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có quyền truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ mà bạn có thể thu thập từ những người đã mua sản phẩm của bạn, bao gồm cả xu hướng mua, cá nhân hóa người dùng, v.v.

Tất nhiên, điều này sẽ giúp bạn cung cấp trải nghiệm tiếp thị thống nhất hơn và cho phép bạn phát triển hoặc cải thiện sản phẩm của mình dựa trên cá nhân hóa và tạo ra cá tính người mua tốt hơn.

4 Bán cho bất kỳ ai, và mọi nơi

Mô hình D2C bạn có thể bán hàng trực tiếp đến khách hàng của bạn dù khách hàng đó ở đâu, họ có thể mua hàng trực tiếp từ trên website của bạn.

5 Tận dụng D2C như một kênh nghiên cứu thị trường

Mô hình D2C được xem là phương án thử nghiệm an toàn, đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG). Thay vì phải nghiên cứu thị trường, sản xuất và ra mắt sản phẩm mới thì với D2C, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị, tiềm năng của sản phẩm mới nhờ lượng thông tin có thể chủ động kiểm soát hoàn toàn. Từ đó sẽ đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng đắn hơn với các đại lý và hệ thống bán lẻ.

CRM là gi?  Một số sai lầm nào khi dùng CRM

Thách thức

Thách thức của Mô hình D2C là gì thì đầu tiên, đây vẫn còn là mô hình mới nên chưa nhận được sự tin dùng cao của nhiều thương hiệu, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. Mô hình này đã tạo ra “một cuộc chơi mới” đó là cuộc chơi về gia tăng trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng cũng như tăng khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường. Ở đó, doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ tốt, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả và đặc biệt là mang đến trải nghiệm tiêu dùng hoàn hảo cho khách hàng, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế nhất định và phát triển lâu dài.

 

Doanh nghiệp bán lẻ sử dụng mô hình D2C như thế nào

Hiện nay, để cạnh trong khi mà thương mại điện tử vô cùng phát triển thì doanh nghiệp bán lẻ phải bắt kịp xu hướng sử dụng dữ liệu và chiến lược đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 64% người tiêu dùng thấy nhà bán lẻ không hiểu nổi bản thân họ. Chính vì thế, đây là thời điểm thích hợp để nhà bán lẻ thích ứng với sự phát triển, cá nhân hóa mà mô hình D2C sở hữu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng sử dụng mô hình D2C cũng giúp doanh nghiệp hiểu biết khách hàng. Doanh nghiệp cần có công cụ quản lý kết hợp cùng với các công cụ quảng cáo, email marketing,.....

Dưới đây là các giá trị cốt lõi của Marketing trong chiến lược D2C của doanh nghiệp

  • Tác động có ảnh hưởng tới hành trình khách hàng
  • Hiểu insight khách hàng
  • Ứng dụng công nghệ vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp
  • Đo lường hiệu quả chiến lược marketing
  • Công cụ chăm sóc và hổ trợ Khách hàng

 

TOP những thương hiệu D2C hot nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam

Lavender 

Mô hìn d2c tại Lavender

Nike

Nike mo hình D2C

Đây là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới với thế mạnh về các sản phẩm thời trang thể thao, là ví dụ điển hình trong việc ứng dụng mô hình D2C hiệu quả.

Nhờ D2C, Nike đã đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng nhờ dữ liệu thu thập được, liên tục phát triển và duy trì vị thế về 1 thương hiệu hàng đầu trên thị trường. Khi thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến, những dữ liệu như khách hàng vào website, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, mua hàng,… sẽ có ý nghĩa rất lớn để doanh nghiệp như Nike để thấu hiểu hành vi khách hàng từ đó có những chiến lược kinh doanh tại các cửa hàng chính hãng, mạng xã hội, ứng dụng riêng của hãng.

Reformation

D2C là gì

Nguồn: Society19

Đây là 1 thương hiệu quần áo phụ nữ tại Mỹ, là 1 trong những điển hình thành công nhờ việc ứng dụng mô hình D2C. Các sản phẩm của Reformation được làm từ vật liệu hữu cơ hoặc tái chế, được phân phối trong bao bì chắc chắn, phong cách quần áo hiện đại và thời trang. Nhưng để tồn tại và lu mờ giữa vô vàn các thương hiệu thời trang khác, Reformation đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sang D2C, nhờ vậy thương hiệu này đã ‘kết nạp’ được 1 khối lượng lớn khách hàng thân thiết cho hãng nhờ vào các giá trị mà nó đại diện.

Nanit

Nanit là 1 thương hiệu với sản phẩm chính là thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé, loại hàng hóa rất phổ biến trên thị trường nhằm giúp bố mẹ yên tâm thực hiện những công việc riêng. Tuy nhiên, Nanit đã chứng minh rằng đây là một phân khúc rất hiệu quả áp dụng cách tiếp cận mô hình D2C với người tiêu dùng. Với nguồn vốn 30 triệu đô la, công ty đã tạo ra một sản phẩm chất lượng, được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến, Nanit đánh bại các đối thủ khác bằng cách kết hợp dịch vụ được cá nhân hóa với một sản phẩm chủ lực trong một thời gian dài, đưa tên tuổi Nanit lọt Top những thương hiệu D2C thành công trên thế giới.

HIMS

chiến dịch D2C của hims

Nguồn: Instagram.

HIMS là một ví dụ điển hình trong việc thiết kế bao bì tuyệt hảo, là một trong những thương hiệu D2C tốt nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với các sản phẩm chủ yếu dành riêng cho phái mạnh như trị hói đầu, kích ứng da và thậm chí rối loạn cương dương. Tất cả đều được HIMS cung cấp trực tiếp và được đóng gói trong một thẩm mỹ tối giản, hãng tiếp cận khách hàng 1 cách nhẹ nhàng và cởi mở về các vấn đề nhạy cảm, tạo sự tin tưởng giúp người tiêu dùng tìm đến và chia sẻ những câu chuyện riêng thầm kín. HIMS không chỉ là 1 thương hiệu D2C thành công mà còn là chuyên gia tư vấn tin cậy với khách hàng.

Away

chiến dịch D2C của Away

Nguồn: Vietnambiz

Khi nhu cầu du lịch của người dân ngày càng nhiều, là cơ hội cho các hãng hàng không cũng như các thương hiệu như Away tăng trưởng. Away với các sản phẩm chính về túi du lịch cá nhân, vali cỡ trung, cho phép khách hàng dùng thử bất kỳ chiếc vali nào trong 100 ngày. Sau đó, họ sẽ cung cấp bảo hành trọn đời cho mỗi sản phẩm. Với mô hình D2C giúp Away dễ dàng nâng sản phẩm của mình lên tầm cao mới mà không phải cắt giảm lợi nhuận, không chỉ nằm trong Top đầu các thương hiệu vali uy tín trên thị trường, Away còn trở thành 1 trong những thương hiệu ứng dụng D2C thành công trên thế giới.

Kết luận 

Trên đây là những thông tin tổng quan chung về mô hình D2C là gì. Tuy rằng đây là mô hình mới nhưng những gì mà nó mang lại thì không thể phủ nhận với các doanh nghiệp, đặc biệt với các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng… bằng việc loại bỏ những khâu bán lẻ trung gian để đưa sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng.

Hiện nay FasterCRM cung cấp giải phápp phần mềm CRM cho các đơn vị và hệ thống quản trị data khách hàng chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp có thể ứng dụng chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí 

Sưu tầm

====
Phần mềm CSKH toàn diện FasterCRM
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM FasterCRM: https://melink.vn/products/crm.html
Email: info@melink.vn
Hotline:  1900998845

Gọi ngay cho chúng tôi

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN